Danh hiệu Sa quốc Nga

Thế kỷ XVIII-XV, đế quốc Byzantium ngày càng suy nhược trước sức công phá mãnh liệt của Thập tự quânOttoman, đành phải liên minh với Đại công quốc Moskva theo hình thức hôn nhân hoàng gia[6], trong đó, hoàng đế La Mã thường gả công chúa cho đại công tước Moskva. Đổi lại, Moskva phái các cánh quân xuống phương Nam gây áp lực ở Hắc Hải và sườn Kavkaz cho Đột Quyết, đồng thời cung cấp tài chính cho những cuộc thảo phạt của hoàng đế La Mã, tuy rằng hiệu quả cũng rất thấp[7].

Khi biết chắc Byzantium tồn tại chỉ còn từng năm và Đột Quyết sẽ vươn dậy thành mối đe dọa phía Nam Hắc Hải, đại công tước Ivan Khủng Khiếp bèn cải xưng sa hoàng, tuyên bố kế thừa La Mã về tước hiệu và huyết thống. Tôn hiệu quốc quân Nga từ đấy là Đại công tước Moskva và sa hoàng Toàn Nga[8].

Trong các giai đoạn sau, bất chấp Đại LoạnBa Lan cướp mất Kiev, sa quốc Nga không ngừng bành trướng về phương Đông để tránh áp lực Đột Quyết, đồng thời tích cực tiếp thu văn minh Tây Âu vào xã hộichính trị quốc gia. Lúc này, các lãnh địa bán độc lập hoàn toàn bị phế bỏ, thay vào bằng hệ thống trung ương tập quyền[9][10][11][12][13].

Biên niên sử triều Romanov coi năm Pyotr Đại Đế thiên đô về Sankt-Peterburg là sự kiện khép lại sa quốc Nga và mở ra lịch sử Đế quốc Nga. Tuy nhiên, danh hiệu Đại công tước Moskva và sa hoàng Toàn Nga vẫn duy trì trên lãnh thổ Nga đến năm 1917 và bên ngoài Liên Xô giai đoạn 1918 - 1991. Thập niên 1990, Tòa thượng phụ Moskva và toàn nước Nga tái thừa nhận danh hiệu này cho nội bộ thành viên nhà Romanov, nhưng chỉ mang ý nghĩa tông giáovăn hiến thay vì chính trị[14].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sa quốc Nga http://www.e-reading.club/book.php?book=1022958 http://www.bartleby.com/65/e-/E-Pozharsk.html http://www.britannica.com/eb/article-9073517 http://www.crwflags.com/fotw/flags/ru~xviii.html#1... http://www.economist.com/cities/printStory.cfm?obj... http://www.mnsu.edu/emuseum/history/russia/ivanthe... http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/rutoc.html http://www.vostlit.info/Texts/rus8/Marchockij/pred... http://gumilevica.kulichki.net/VGV/vgv5.htm http://www.tacitus.nu/historical-atlas/population/...